Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010
Thông báo: Lập nhóm học thi CISA/CISM/CGEIT 06/2010
Thân gửi tất cả các bạn đang có kế hoạch dự thi CISA/CISM/CGEIT đợt tháng 06/2010, nhóm CISA Vietnam sẽ tiếp tục tổ chức nhóm tự học để giúp mọi người có được sự chuẩn bị tốt hơn. Dự kiến nhóm sẽ bắt đầu từ 07/03/2010. Các bạn muốn tham gia có thể gửi email trực tiếp về longld at gmail.com để đăng ký.
Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2010
Steps to CISA
Những thông tin này hy vọng giúp ích cho các bạn đang, sẽ và sắp có ý định học và thi lấy chứng chỉ CISA (Certified Information Systems Auditor).
Bước 1: Tìm hiểu thông tin
Cũng giống như thi lấy các chứng chỉ khác, việc đầu tiên khi bạn muốn lấy một chứng chỉ CXX nào đó là phải biết đủ thông tin về nó. Trước tiên là CXX là chứng chỉ gì? có giá trị gì? có đem lại lợi ích gì cho mình không? Sau đó là CXX gồm những nội dung kiến thức gì? cần những điều kiện gì? thi thế nào? thi ở đâu? khi nào? tốn bao nhiêu tiền? khó hay dễ ...
Các bạn có thể tìm hiểu thông tin mới nhật về chứng chỉ CISA trên website của ISACA: http://isaca.org/cisa. Một bài viết tiếng Việt tóm tắt các thông tin cần thiết về chứng chỉ CISA có thể đọc ở đây (06/2009 - cập nhật 02/2010).
Bạn có thể làm một bài thi thử ở đây: http://isaca.org/cisasamplequestions để biết kiến thức hiện tại của mình đến đâu. Có thể bạn chỉ đạt dưới 50%.
Bước 2: Thuyết phục và cam kết
Khi đã có đủ thông tin bạn phải tự thuyết phục chính mình việc thi và lấy chứng chỉ là cần thiết cho mình và cam kết thực hiện nó. Nếu bạn thấy chưa cần thiết phải thi lấy chứng chỉ CISA lúc này, bạn không nên thử. Tự thuyết phục và cam kết với mình giúp bạn có thể thuyết phục những người khác có cùng mục đích để cùng học tập. Kỳ thi CISA chỉ tổ chức mỗi năm 2 lần, do đó bạn có rất nhiều thời gian để chuẩn bị, cân nhắc để đạt kết quả ngay lần thi đầu tiên. CISA là bài thi khó, nhiều người phải thi đến lần 2-3 là chuyện bình thường, tuy nhiên chờ đợi đến 6 tháng sau có thể làm bạn lỡ các kế họach khác.
Bước 3: Lập nhóm tự học
Một nhóm nhỏ 5-7 người là phù hợp với những chứng chỉ cao như CISSP, CISA. Nhóm nhỏ cũng dễ quản lý, thống nhất, gần gũi và cam kết cao hơn. Các thành viên trong nhóm cần cam kết mục tiêu chung về việc dự thi. Nếu muốn mở địa điểm thi mới ISACA cần có ít nhất 5 người đăng ký tham gia và đóng tiền sớm đầy đủ, do đó các thành viên phải thực hiện cam kết này.
Khi đã tập hợp được một nhóm, cần thống nhất kế họach học tập và thực hiện nó. Thường thì một kế hoạch bắt đầu ít nhất 3 tháng trước khi thi là phù hợp với số đông. Nhóm phải thống nhất:
Bước 4: Đăng ký dự thi
Cách tốt nhất là đăng ký trực tuyến và đăng ký sớm để tiết kiệm chi phí. Nếu bạn chưa có credit (debit) card thì hãy làm sẵn một cái và chuẩn bị đủ tiền để đăng ký. Trình tự đăng ký NÊN như sau:
Học nhóm dù sao cũng tốt hơn là phải tự học một mình, có kế hoạch sẵn, có người trao đổi sẽ giúp bạn tự tin hơn. Tùy vào khả năng và kinh nghiệm của từng ngưòi, việc đọc tài liệu có thể lâu hay mau, một lần hay nhiều lần, tuy nhiên đây là một số kinh nghiệm phổ biến:
Bạn đã chuẩn bị ròng rã nhiều tháng cho kỳ thi CISA, một số tips làm bài thi có thể giúp bạn làm bài tốt hơn. Quay lại làm bài thi thử ở đây: http://isaca.org/cisasamplequestions, lần này nếu bạn không đạt trên 85% thì nguy đấy.
Quan trọng nhất vẫn là khả năng tập trung lúc thi. Trong khoảng 1h-1h30 đầu tiên bạn còn rất khỏe khoắn, tỉnh táo, nhạy bén và tập trung cao độ nên hãy có gắng làm nhanh và nhiều trong khoảng thời gian này. Sau đó hãy tìm cách nào để lấy lại sự tỉnh táo, rửa mặt chẳng hạn. Nên làm từ đầu đến cuối và đánh dấu tất cả những gì có thể vào tập đề thi, bạn đã bỏ hơn 500 USD để được viết lên đó :).
Bước 7: Sau khi thi
Khoảng 8 tuần sẽ có kết quả thi, lúc này bạn gần như quên béng nó rồi nên sẽ ít nhiều bất ngờ.
Bước 1: Tìm hiểu thông tin
Cũng giống như thi lấy các chứng chỉ khác, việc đầu tiên khi bạn muốn lấy một chứng chỉ CXX nào đó là phải biết đủ thông tin về nó. Trước tiên là CXX là chứng chỉ gì? có giá trị gì? có đem lại lợi ích gì cho mình không? Sau đó là CXX gồm những nội dung kiến thức gì? cần những điều kiện gì? thi thế nào? thi ở đâu? khi nào? tốn bao nhiêu tiền? khó hay dễ ...
Các bạn có thể tìm hiểu thông tin mới nhật về chứng chỉ CISA trên website của ISACA: http://isaca.org/cisa. Một bài viết tiếng Việt tóm tắt các thông tin cần thiết về chứng chỉ CISA có thể đọc ở đây (06/2009 - cập nhật 02/2010).
Bạn có thể làm một bài thi thử ở đây: http://isaca.org/cisasamplequestions để biết kiến thức hiện tại của mình đến đâu. Có thể bạn chỉ đạt dưới 50%.
Bước 2: Thuyết phục và cam kết
Khi đã có đủ thông tin bạn phải tự thuyết phục chính mình việc thi và lấy chứng chỉ là cần thiết cho mình và cam kết thực hiện nó. Nếu bạn thấy chưa cần thiết phải thi lấy chứng chỉ CISA lúc này, bạn không nên thử. Tự thuyết phục và cam kết với mình giúp bạn có thể thuyết phục những người khác có cùng mục đích để cùng học tập. Kỳ thi CISA chỉ tổ chức mỗi năm 2 lần, do đó bạn có rất nhiều thời gian để chuẩn bị, cân nhắc để đạt kết quả ngay lần thi đầu tiên. CISA là bài thi khó, nhiều người phải thi đến lần 2-3 là chuyện bình thường, tuy nhiên chờ đợi đến 6 tháng sau có thể làm bạn lỡ các kế họach khác.
Bước 3: Lập nhóm tự học
Một nhóm nhỏ 5-7 người là phù hợp với những chứng chỉ cao như CISSP, CISA. Nhóm nhỏ cũng dễ quản lý, thống nhất, gần gũi và cam kết cao hơn. Các thành viên trong nhóm cần cam kết mục tiêu chung về việc dự thi. Nếu muốn mở địa điểm thi mới ISACA cần có ít nhất 5 người đăng ký tham gia và đóng tiền sớm đầy đủ, do đó các thành viên phải thực hiện cam kết này.
Khi đã tập hợp được một nhóm, cần thống nhất kế họach học tập và thực hiện nó. Thường thì một kế hoạch bắt đầu ít nhất 3 tháng trước khi thi là phù hợp với số đông. Nhóm phải thống nhất:
- Lịch trình các nội dung học
- Thời gian, địa điểm thảo luận
- Tài liệu tham khảo
Bước 4: Đăng ký dự thi
Cách tốt nhất là đăng ký trực tuyến và đăng ký sớm để tiết kiệm chi phí. Nếu bạn chưa có credit (debit) card thì hãy làm sẵn một cái và chuẩn bị đủ tiền để đăng ký. Trình tự đăng ký NÊN như sau:
- Đăng ký ISACA membership: phí 130 USD (sẽ được giảm lại khi đăng ký thi). Membership có nhiều quyền lợi hữu ích như truy cập thư viện sách điện tử, đọc các bài cũ trên tạp chí của ISACA, download các tài liệu tham khảo như COBIT, ITAF, ..., mua sách, tài liệu với giá ưu đãi.
- Đăng ký thi: lệ phí 415 USD (dành cho member). Nếu địa điểm thi không có trong danh sách đăng ký (ví dụ đợt tháng 06/2010 có Vietnam trong danh sách với địa điểm 9727-HoChiMinh), cả nhóm sẽ đăng ký cùng một địa điểm thi trong khu vực (ví dụ Singapore) sau đó ISACA sẽ chuyển cả nhóm sang địa điểm mới ở VN nếu đủ 5 người trở lên.
Học nhóm dù sao cũng tốt hơn là phải tự học một mình, có kế hoạch sẵn, có người trao đổi sẽ giúp bạn tự tin hơn. Tùy vào khả năng và kinh nghiệm của từng ngưòi, việc đọc tài liệu có thể lâu hay mau, một lần hay nhiều lần, tuy nhiên đây là một số kinh nghiệm phổ biến:
- Đọc kỹ tài liệu CRM (CISA Review Manual) ít nhất một lần. Đây là "kinh" của CISA và là tài liệu chính để học. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm Wikipedia, COBIT, và các tài liệu khác trên site ISACA. Nhưng CRM vẫn là tài liệu chính.
- Thực hành các câu hỏi trong CISA Review Questions, Answers and Explanations Manual (QA&E) vài lần. Lần đầu chỉ cần xem đáp án, giải thích cho những câu trả lời sai, những lần sau cần xem cả cách giải thích cho những câu trả lời đúng. Đôi khi bạn "đoán" đúng nhưng cách lý giải của ISACA lại khác. Điều quan trọng là hiểu cách lý giải của đáp án. Nhiều câu hỏi của CISA đòi hỏi bạn phải "phán xét" nên bạn phải có cơ sở giải thích được đáp án mình chọn.
- Có nhiều câu hỏi là kiểm tra kiến thức nhưng câu hỏi sẽ hoàn toàn mới do đó nắm vững các khái niệm là cần thiết (rất nhiều thuật ngữ). Số câu hỏi trong QA&E có thể gặp lại trong bài thi (200 câu) chỉ đếm trên đầu ngón tay, tuy nhiên bạn nên thực hành QA&E đạt từ 85% trở lên.
Bạn đã chuẩn bị ròng rã nhiều tháng cho kỳ thi CISA, một số tips làm bài thi có thể giúp bạn làm bài tốt hơn. Quay lại làm bài thi thử ở đây: http://isaca.org/cisasamplequestions, lần này nếu bạn không đạt trên 85% thì nguy đấy.
Quan trọng nhất vẫn là khả năng tập trung lúc thi. Trong khoảng 1h-1h30 đầu tiên bạn còn rất khỏe khoắn, tỉnh táo, nhạy bén và tập trung cao độ nên hãy có gắng làm nhanh và nhiều trong khoảng thời gian này. Sau đó hãy tìm cách nào để lấy lại sự tỉnh táo, rửa mặt chẳng hạn. Nên làm từ đầu đến cuối và đánh dấu tất cả những gì có thể vào tập đề thi, bạn đã bỏ hơn 500 USD để được viết lên đó :).
Bước 7: Sau khi thi
Khoảng 8 tuần sẽ có kết quả thi, lúc này bạn gần như quên béng nó rồi nên sẽ ít nhiều bất ngờ.
- Nếu đậu: chúc mừng bạn, bước cuối cùng là nộp đơn để được cấp chứng chỉ, khá đơn giản so với việc học.
- Nếu chưa đậu: quay lại Bước 1 và chúc bạn thành công lần tới, đừng bỏ cuộc.
Thứ Hai, 1 tháng 2, 2010
CISA Exam Registration - June 2010
Đợt thi CISA kế tiếp vào tháng 06/2010 đã cho phép đăng ký thi. Để tiết kiệm được 100 USD các bạn nên đăng ký sớm và đăng ký online trả bằng credit card, hạn chót là ngày 10/02/2010 (http://bit.ly/bs2TBf). Một số thông tin thêm về việc đăng ký:
- Nên đăng ký ISACA Membership (có thể đọc các ebook trong E-Library, chi phí 130 USD sẽ được giảm lại trong lệ phí thi)
- Exam location: chọn HoChiMinh City - Vietnam - Code 9727
- Local chapter: chọn At Large Chapter (do không có local chapter ở TpHCM)
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010
CISA Dec 09 Exam results are out! 3/7 PASSED
Điểm thi CISA kỳ tháng 12/2009 đã được gửi qua email hôm nay 29/01/2010 , sớm hơn vài ngày so với năm ngoái (tuần đầu tháng 2). Nhóm có 3 người đậu trên tổng số 7 người dự thi. Đây là một kết quả "hơi thất vọng" so với dự kiến, nhưng dù sao cũng đáng khích lệ vì đây là nhóm đầu tiên và lần thi đầu tiên của mọi người. Chúc mừng các bạn đã thi đậu và các bạn chưa thành công lần này sẽ thành công vào lần thi kế tháng 06/2010 tại TpHCM!
Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009
It's over! Next exam in HCMC - June 2010
Vậy là kỳ thi đã kết thúc, 5 tháng ròng rã chuẩn bị hy vọng mọi người sẽ đạt kết quả tốt. Thời gian công bố điểm thi khoảng tháng 2/2010. Một tin tốt là kỳ thi kế vào tháng 6/2010, HCMC đã có trong danh sách các địa điểm thi được công bố trên site ISACA. Hẹn gặp lại! :D
Thứ Hai, 7 tháng 12, 2009
CISA Exam Tips
Mấy cái tips này nhặt được trên Internet, dịch ra đây để "tự kỷ ám thị" trước kỳ thi :).
Lúc làm bài thi
Lúc làm bài thi
- Đừng nên đọc qua từ đầu đến cuối tất cả các câu hỏi, sẽ rất mất thời gian. Cách tốt nhất là nên tập trung trả lời từng câu hỏi một.
- Nên tập trung suy nghĩ và trả lời từng câu hỏi một. Hãy chọn câu trả lời ĐÚNG NHẤT. Một khi đã trả lời, hãy quên nó đi và làm câu hỏi kết tiếp. Đừng để sự nghi ngờ của câu hỏi trước ảnh hưởng đến câu hỏi kế.
- Có những câu hỏi khó có thể trả lời ngay do cần phải suy luận, diễn giải. Bạn có thể bỏ qua, đánh dấu trong đề để quay lại trả lời sau. Tuy nhiên, cách tốt nhất là CHỌN và trả lời luôn (theo cảm tính, thấy hợp lý), do bạn có thể không kịp thời gian để quay trở lại và sẽ luôn có cảm giác còn một số câu hỏi (đáng kể) chưa được trả lời trong đầu làm phân tâm. Tuy nhiên, nếu còn kịp thời gian để xem lại và sửa đáp án, nhớ tẩy đáp án cũ sạch sẽ.
- Đừng nghĩ rằng sẽ quay lại để sửa cho đúng câu trả lời sau. Chỉ sửa lại đáp án một khi bạn hiểu rõ hoặc có thể dữ liệu để khẳng định câu trả lời trước đó là sai.
- Bạn có thể chọn thứ tự các câu hỏi để trả lời tuỳ ý. Chẳng hạn một số người hay chọn trả lời bắt đầu từ câu số 50 hay 100 để có cảm giác tự tin mình không trả lời quá chậm. Tuy nhiên, cách tốt nhất là trả lời các câu hỏi một cách tuần tự, mỗi lần một câu.
- Mỗi lúc chỉ chọn trả lời một câu hỏi. Đọc hết câu hỏi một cách cẩn thận. Xác định khái niệm, nội dung chính được hỏi. Gạch dưới, đánh dấu khái niệm chính được hỏi và các từ khoá. Đọc hết các đáp án lựa chọn dù bạn nghĩ bạn đã có dáp án đúng ngay những lựa chọn đầu tiên.
- Bạn phải trả lời hết tất cả các câu hỏi do không bị trừ điểm nếu làm sai. Với những câu hỏi bạn không biết, không chắc đáp án bạn có thể đoán, loại trừ, hay chọn đáp án có vẻ hợp lý theo cảm tính.
- Để chọn đáp án đúng, bạn có thể xác định đáp án đúng trực tiếp (dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức), hoặc loại trừ các đáp án sai (thường là 50/50) rồi chọn câu đúng (thường là câu có ý nghĩa vĩ mô, tác động, ảnh hưởng mạnh hơn câu còn lại).
- Mỗi câu hỏi thường có một đáp án "bẫy" nhắm vào những ai không nắm vững kiến thức hoặc trả lời theo cách nghĩ thông thường. Bạn phải biết loại đáp án "bẫy" ra khỏi danh sách lựa chọn.
- Bạn có thể chọn đánh dấu trực tiếp câu trả lời lên tờ giấy trả lời hoặc vào đề thi sau đó mới chuyển qua đánh giấy trả lời (ví dụ mỗi 20 hay 50 câu một lần).
- Nếu phải chọn lại câu trả lời, chắc chắn đáp án cũ phải được tẩy sạch sẽ để tránh bị xem là chọn nhiểu đáp án cho một câu và mất điểm.
- Mức độ tập trung sẽ suy giảm sau một giờ hoặc hơn. Bạn hãy giải lao một chút (uống nước, rủa mặt, ...) trước khi làm tiếp. Giữ được sự tập trung từ đầu đến cuối rất quan trọng.
- Bạn có thể gặp một số câu hỏi quen thuộc đối với bạn do đã trả lời trong CRM hay các câu hỏi thực hành. Đừng bị định kiến bởi câu trả lời cũ của bạn. Hãy vẫn cứ đọc hết, đọc kỹ câu hỏi, hiểu và chọn đáp án như các câu khác. Có thể các câu hỏi đó đã được đảo câu chữ, hỏi lại theo cách khác và có các đáp án khác, các đáp án cũng có thể khác thứ tự và cách trả lời.
- Tỷ lệ thi đậu toàn cầu là 55%. Tuy nhiên, việc thi đậu tuỳ thuộc vào khả năng tập trung của bạn trong suốt thời gian làm bài và chọn câu trả lời đúng. Một số người không đậu chỉ do sai vài câu hỏi. Do đó, một điều hết sức quan trọng là bạn phải dành đủ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi (mặc dù trung bình bạn có 70 giây cho mỗi câu) và tập trung suốt thời gian làm bài.
- Cần chắc chắn là bạn đánh dấu câu trả lời chính xác. Thường xuyên kiểm tra chéo để chắc điều này, đặc biệt nếu bạn bỏ qua câu hỏi để làm câu khác. Bạn có thể dùng thước kẻ hoặc viết chì để gióng hàng cho chắc.
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009
Last meeting - Nov 28
Đây là buổi meeting cuối của nhóm trước khi thi.
- Chia sẻ kinh nghiệm đi thi của người thi trước
- Review mock test
- Review một số dạng câu hỏi và cách làm bài
- Chia sẻ kinh nghiệm đi thi của người thi trước
- Review mock test
- Review một số dạng câu hỏi và cách làm bài
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)